Duy Tân cũng có nghĩa là "đổi mới", "cải cách", "canh tân"

Trường Duy Tân mới được Cục Bản quyền cấp giấy công nhận logo của Trường Duy Tân, hai chữ D và T lồng vào nhau thành con chim bồ câu trên nền xanh hòa bình. 
Các học sinh Trường Duy Tân tự hào về tên trường của mình vừa mang tên hiệu của vị vua yêu nước Duy Tân vừa có nhiều ý nghĩa. 

Duy Tân cũng có nghĩa là "đổi mới", "cải cách", "canh tân". như Phong Trào Duy Tân do cụ Phan Chu Trinh khởi xướng với mục đích "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh...", hoặc như Phong trào Duy Tân của Nhật Bản do Thiên hoàng Minh Trị khởi xướng thành công đã làm cho người Nhật trở nên nhiệt tình với "văn minh khai hóa" với khẩu hiệu "Phú quốc cường binh"

NHÀ VUA DUY TÂN         

Vua Duy Tân sinh ngày 19 tháng 9 năm 1900 , mất ngày 26 tháng 12 năm 1945 . Tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh San, là vị Hoàng đế thứ 11 của nhà Nguyễn, ở ngôi từ năm 1907 đến năm 1916, sau vua Thành Thái.

Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông dần dần khẳng định thái độ bất hợp tác với Pháp.

Năm 1916, lúc ở Âu châu có cuộc Đại chiến, ông bí mật liên lạc với các lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội như Thái PhiênTrần Cao Vân, ông dự định khởi nghĩa. Dự định thất bại và Duy Tân bị bắt ngày 6 tháng 5 và đến ngày 3 tháng 11 năm 1916 ông bị đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.

Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945) ông gia nhập quân Đồng Minh chống phát xít Đức. Ngày 26 tháng 12 năm 1945, ông mất vì tai nạn máy bay ở Cộng hoà Trung Phi, hưởng dương 45 tuổi.

Ngày 24 tháng 4 năm 1987, thi hài ông được đưa từ đảo Réunion về Việt Nam, rồi đưa về an táng tại Lăng Dục ĐứcHuế, cạnh lăng mộ vua cha Thành Thái.

PHONG TRÀO DUY TÂN

Cuộc vận động Duy Tân, hay Phong trào Duy Tân, là tên gọi một cuộc vận động cải cách ở miền Trung Việt Nam, do Phan Châu Trinh (1872 - 1926) phát động năm 1906 cho đến năm 1908 thì kết thúc sau khi bị thực dân Pháp đàn áp.

Phong trào Duy Tân chủ trương bất bạo động, khôi phục đất nước bằng con đường nâng cao dân trí, cải tổ xã hội về mọi mặt, trong đó có kinh tế, giáo dục và văn hoá, với các hoạt động thực tiễn như là mở mang kinh tế, lập các nhà buôn lớn để tự lực, mở trường dạy học hiện đại: dạy quốc ngữ, bỏ lối học khoa bảng từ chương, thêm khoa học và ngoại ngữ cũng như hướng đến nền chính trị dân chủ.

Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

·        Khai dân trí:

Là bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục và thói xa hoa...

·        Chấn dân khí:

Làm cho mọi người thức tỉnh tinh thần tự cường, hiểu được quyền lợi của mình, dám tố cáo sự hà hiếp bóc lột của quan lại và sự nhũng lạm của cường hào...

·         Hậu dân sinh:

Khuyến khích dân học nghề nghiệp, khai hoang làm vườn, lập hội buôn và sản xuất hàng nội hóa...

PHONG TRÀO DUY TÂN Ở NHẬT BẢN

Cải cách Minh Trị, hay Cách mạng Minh Trị, hay Minh Trị Duy tân, là một chuỗi các sự kiện cải cách, cách tân dẫn đến các thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị của Nhật Bản. Cuộc cách mạng Minh Trị diễn ra từ năm 1866 đến năm 1869, một thời kỳ 3 năm chuyển đổi thời kỳ hậu Giang Hộ (thường gọi là Hậu Tướng quân Tokugawa) và bắt đầu thời kỳ Minh Trị.

Để tận dụng ưu thế trung tâm chính trị của Giang Hộ, triều đình đã đổi tên Giang Hộ thành Đông Kinh (Tokyo).

·         Triều đình Minh Trị đưa ra khẩu hiệu "Phú quốc cường binh" nhằm khai thác tâm lý lo sợ Nhật Bản sẽ trở thành thuộc địa của phương Tây nếu không chịu canh tân. Trên cơ sở đó, họ đã thuyết phục được Thiên hoàng tuyên bố từ bỏ những tập tục có hại và sẵn sàng học hỏi phương Tây. Người Nhật trở nên nhiệt tình với văn minh khai hóa.

Thiên hoàng Minh TrịNgười đã thực hiện cuộc cải cách Minh Trị

·         Để xóa quyền lực của các đại danh, triều đình đã thực hiện phế phiên, lập huyện, bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời, họ tuyên bố "tứ dân bình đẳng", nghĩa là bốn tầng lớp gồm võ sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân giờ đây không còn bị phân biệt.

·         Triều đình còn ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất (đồng Yên), xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển chủ nghĩa tư bản đến tận các vùng nông thôn.

·         Nhiều phái đoàn được cử sang phương Tây học hỏi về cách thức quản lý hành chính và về kỹ thuật. Toà án mới kiểu phương Tây được thành lập. Nhiều cải cách quan trọng về giáo dục được thi hành trong đó có việc thành lập các trường Đại học để đào tạo tầng lớp lãnh đạo chính quyền và kinh doanh. Cơ sở hạ tầng bắt đầu được quan tâm phát triển. Nhiều chuyên gia phương Tây được mời tới Nhật Bản để phổ biến kiến thức và kỹ thuật.

·         Về giáo dục, đưa những thành tựu khoa học khoa học - kỹ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc. Các môn học chuyển chủ yếu từ học thuộc Kinh Sử sang Khoa học - Kỹ nghệ - Thương mại. Mô hình tự trị - tự chủ Đại học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây. Tư nhân được phép mở trường. Chất lượng dạy học cũng như chương trình chịu ảnh hưởng Hoa Kỳ và Phương Tây nhiều mặt. 80% sách vở và tài liệu chuyên ngành được biên soạn theo mẫu Phương Tây. Trong thời gian đầu cải cách Giáo dục, ước tính có tới 500 giảng viên nước ngoài trong số 15 Đại học đầu tiên của Nhật. Giảng Viên Nhật có thể học hỏi phương pháp của các Giáo sư nước ngoài. Những học sinh giỏi được du học ở nước ngoài.

Năm 1889Hiến pháp mới được ban hành quy định Nhật Bản là một quốc gia quân chủ lập hiến.

doanhtri.net

Lượt xem: 6353