Tuyển sinh 0937492712

Thông tin cập nhật về Trường THCS, THPT Duy Tân

Tin tức & hoạt động

Tin tức và hoạt động của trường luôn được cập nhật, quý phụ huynh và học sinh theo dõi ở đây

Giới thiệu khóa học Getting started with Augmented Reality trên coursera.org của Viện Institut Mines-Télécom

Giới thiệu khóa học Getting started with Augmented Reality trên coursera.org của Viện Institut Mines-Télécom

Ban Giám Hiệu Trường THCS, THPT DUY TÂN chúc mừng em LO MU K’WI học sinh lớp 10A1 vừa hoàn thành khóa học Getting started with Augmented Reality trên coursera.org của Viện Institut Mines-Télécom. Khóa học Getting started with Augmented Reality trên coursera.org này sẽ dạy cho bạn những điều cơ bản trong việc phát triển các ứng dụng di động bằng cách sử dụng các công nghệ tổng hợp Mixed and Augmented Reality (MAR). Thông qua các dự án thực, bạn sẽ học các kỹ thuật thực tiễn để nhanh chóng và dễ dàng thử nghiệm ba ứng dụng khác nhau cho điện thoại thông minh và máy tính bảng Android - thậm chí nếu bạn trước đó chưa được trải nghiệm về code mã hóa.

Duy Tân cũng có nghĩa là

Duy Tân cũng có nghĩa là "đổi mới", "cải cách", "canh tân"

Duy Tân cũng có nghĩa là "đổi mới", "cải cách", "canh tân". như Phong Trào Duy Tân do cụ Phan Chu Trinh khởi xướng với mục đích "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh...", hoặc như Phong trào Duy Tân của Nhật Bản do Thiên hoàng Minh Trị khởi xướng thành công đã làm cho người Nhật trở nên nhiệt tình với "văn minh khai hóa" với khẩu hiệu "Phú quốc cường binh". Trường Duy Tân mới được Cục Bản quyền cấp giấy công nhận logo của Trường Duy Tân, hai chữ D và T lồng vào nhau thành con chim bồ câu trên nền xanh hòa bình. Các học sinh Trường Duy Tân tự hào về tên trường của mình vừa mang tên hiệu của vị vua yêu nước Duy Tân vừa có nhiều ý nghĩa.

Các tổ chức UNESCO, WHO và UNICEF đã thống nhất 10 kỹ năng sống cơ bản, được xem như cần thiết nhất cho tất cả mọi người

Các tổ chức UNESCO, WHO và UNICEF đã thống nhất 10 kỹ năng sống cơ bản, được xem như cần thiết nhất cho tất cả mọi người

Quan niệm rộng nhất là quan niệm do Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) đưa ra, dựa trên cơ sở là 4 mục tiêu cơ bản của việc học: Học để biết – Học để làm – Học để là chính mình – Học để cùng chung sống. Dựa vào đó, UNESCO định nghĩa “KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”. Hiện nay chưa có một khái niệm nào thống nhất trên toàn thế giới về KNS. KNS được tiếp cận theo nhiều quan điểm khác nhau, và điều này cũng ảnh hưởng đến cách phân loại các KNS.

Liên hệ (028) 6299 7101